CHẤT LIỆU ĐẤT LÀM LÊN ẤM TỬ SA VANG DANH.
Ấm tử sa nổi tiếng của Nghi Hưng Trung Quốc làm bằng loại đất nguyên khoáng gọi là đất tử sa. Loại đất tử sa chia thành 3 loại: Tử sa, Lam sa, Hồng sa. Đất tử sa này có thể phối với những loại đất khác hoặc thêm vào những chất tố kim loại để có thể làm ra nhiều loại ấm khác màu như màu xanh, màu vàng, màu xám, màu đen vv. Theo Viện khảo sát địa chất Trung Quốc loại đất tử sa có hình miếng mỏng, độ dày thường từ vài chục cm đến 1 mét độ ổn định rất kém. Theo phân tích thành phần của đất tử sa gồm có Hydromica, kaolinit, đá thạch anh, Hematite… Do vậy 3 loại đất tử sa chính: Tử sa, Lục sa, Hồng sa có các tính năng định hình, kết cấu khoáng chất và thành phần hóa học rất hợp lý và cố định. Nên chỉ cần qua công đoạn phơi, rồi xay bột và tinh luyện đất nguyên khoáng là có thể trở thành loại đất chuyên để làm ấm tử sa. Ấm tử sa đã làm mê mẩn biết bao trà nhân từ xưa đến nay.
Những dấu tích khai thác quặng đất tử sa từ thời Tống ở Nghi Hưng.
1. Di chỉ đất tử sa thời Tống ở Thị Trấn Đinh Thục - Nghi Hưng
2. Những ấm tử sa bị vỡ trên lò nung Cổ Long.
3. Hầm mỏ tử sa cổ sau lưng núi Sừng Dê
4. Cửa Giếng mỏ khai thác quặng đất tử sa
5. Vỉa Quặng đất tử sa
Các loại chất đất nguyên khoáng tử sa
Các loại đất tử sa có thể gọi như sau: “Thiên thanh nê”, “Hồng tông nê”, “Đế đào thanh nê”, “Đại hồng nê” là loại nguyên liệu chủ yếu làm nên ấm tử sa. Ở dưới vỉa nham thạch núi Hoàng Long khoảng 100 mét.
+ Thiên Thanh Nê: chất đất mịn mại màu xanh trời, chủ yếu sản xuất vào trung kỳ đời Thanh, giờ đã thất truyền.
+ Đế Đào Thanh Nê: ở phần dưới của vỉa nham thạch, trong miếng đất có những hạt màu xanh cỏ non nhỏ như “mắt cá”, “mắt mèo”, cả miếng đất lại là màu tím có thêm chút xíu màu xanh, chất mịn túy chính, rất hiếm có.
+ Hồng Tông Nê: ở phần giữa vỉa nham thạch, màu tím hồng hoặc màu tím, có hiện rõ những hạt chấm điểm màu xanh, chất đất mật độ cao nhưng rất mịn. Trong miếng đất còn có những hạt thạch anh nhỏ nhấp nháy,lung linh.
+ Đại Hồng Nê: nằm trong vỉa nham thạch, nhưng lượng không nhiều, kết cấu hình miếng, màu tím hồng tươi sáng.
Nói chung, sự phân bố vỉa tầng nham thạch không giống nhau, phạm vi nhiệt độ nung thành phẩm sẽ tương đối rộng hơn, nhiệt độ nung tốt nhất của loại đất này khoảng 1180 độ c.
Loại đất lục sa (Lục ni)
Cũng gọi là “Bổn sơn Lục nê”. Tên cũ là “Nê màu da lê”. Chất đất nguyên khoáng Lục sa màu xanh nhạt, hình phiến. Sau khi nung, thành phẩm có màu vàng quả lê, loại đất nguyên khoáng này chủ yếu sản xuất ở địa tầng núi Hoàng Long, tức là địa tầng cộng sinh với đất tử sa nguyên khoáng. Độ dày chỉ mấy cm, bởi vì loại đất này là nằm giữa vỉa đất tử sa với đất nham thạch, còn được gọi là “Long mạch”. Loại đất Lục sa này có chứa nhiều chất khoáng như: Thủy vận mẫu, Thạch cao lĩnh, Thạch Anh và một lượng sắt oxit.
+ Đất bổn sơn lục nê: lượng khai thác của loại đất này rất ít, và không dễ để làm những sản phẩm lớn, chỉ tốt cho làm những sản phẩm nhỏ hoặc làm “đất trang trí”, nếu thêm vào chất tạo màu lượng vừa có thể chế thành nhiều loại đất trang trí và có màu khác nhau.
+ Bạch ma tử nê: màu như chất đất bổn sơn lục nê, nhưng chất đất thô. Nằm trên địa tầng đất tử sa và tạp chất hơi nhiều, phải thông qua tinh luyện mới có thể dùng để làm ấm, thành phẩm như màu đen nhạt.
+ Hồng ma tử nê: màu đất như đất tử sa, chất đất thô, nằm trên địa tầng đất tử sa, trong có phần ít lục sa, thành phẩm là màu đổ tào (tiếng Trung Quốc).
Loại đất Hồng nê còn gọi là “Chu nê”, “Chu sa nê”, “Thạch hoàng nê”. Vì sau làm thành ấm, màu như “chu sa đỏ” nên mới đăt tên như thế. Chủ yếu sản xuất tại Nghi Hưng, phần dưới của vỉa tầng đất non, chất đất cứng như đá, sắt hàm lượng cao, sản lượng rất hiếm.
Bề ngoài của quặng đất như màu hồng gạch, thuộc loại đất bột sa có thành phần chính là đất dính. Có thể làm ấm riêng mà không cần pha những đất khác. Độ co ngót của đất hồng nê lớn, nhiệt độ chịu nung cao nhất khoảng 1080 độ c. Loại đất này thường thích hợp làm các ấm nhỏ.
Những loại đất khác:
Từ thời Minh cho đến nay, màu đất thay đổi rất nhiều, phong phú đa dạng, tức là lấy đất nguyên khoáng trộn thêm những chất liệu khác sẽ có thể tạo ra rất nhiều màu khác.
+ Thạch Hoàng: Có dạng thù hình như quả trứng, vỏ ngoài cứng như sắt, màu vàng tím, trong như lòng đỏ trứng, chất bột mịn, hàm lượng sắt rất cao. Nếu trộn vào đất tử sa, sau nung thành ấm sẽ trở thành màu tím như màu nho chín; nếu thêm vào Thiên thanh nê sẽ trở thành màu đậm cổ; còn nếu thêm vào đất Hồng nê sẽ trở thành màu đất Đại hồng bào.
+ Bạch nê: màu trắng có chút xíu màu xanh, nung thành ấm sẽ là màu trắng, chủ yếu sản xuất tại Đại Triều Sơn của Nghi Hưng. Bạch nê trước vốn là nguyên liệu dùng để làm những bộ ấm tử sa thường dùng. Lấy chất đất tinh tế của Bạch nê để làm chất đất chủ yếu trộn thêm ít khoáng chất oxy hóa có thể tạo thành rất nhiều đất màu khác.
+ Thổ cốt: như hình xương, hàm lượng sắt rất cao, sau nung thành độ tử sa có hạt nhỏ màu đen, có thể trộn vào đất tử sa làm Thiên Tinh Nê.
Ấm tử sa chất Thổ cốt
+ Đất non mềm: Màu hồng gạch, trộn vào đất tử sa có thể tăng cường tính cấu thành và giảm nhiệt độ nung, nếu lấy loại đất tinh tế có thể làm nguyên liệu phụ.
Chế tạo và Nung Ấm đất tử sa Nghi hưng:
Nếu mà muốn lấy được loại đất tử sa có màu thuần khiết, chất đất mềm mại, phạm vi nhiệt độ nung rộng, tính năng cấu tạo tốt thì bắt buộc phải giám sát chặt ở khâu gia công và tỷ lệ pha trộn mới có thể tạo được những loại đất màu.
Những phương pháp thường có:
(1) Gia công xử lý chất đất tinh khiết.
(2) Cho vào hạt cát và trộn với những loại chất đất khác nhau.
(3) Cho vào lượng tương đối chất kim loại oxit để tạo màu phong phú, nâng màu sáng lên.
Những loại đất khác nhau trộn với nhau cũng sẽ tạo nên những màu khác nhau. Những loại đất thường trộn với nhau có:
(1) Bổn sơn lục nê pha với đất tử sa làm thành đất dính.
(2) Bổn sơn lục nê pha với bạch nê, thêm vào Cobalt oxide vừa lượng, có thể tạo thành Mặc lục nê.
(3) Bổn sơn lục nê pha với bạch nê và thêm vào Chrome-tin vàng có thể tạo thành đất màu vàng Tỵ bà. THAM KHẢO Ấm tử sa màu vàng Tỳ Bà
(4) Bổn sơn lục nê pha với bạch nê và thêm vào Chrome xanh vừa lượng có thể tạo thành đất màu xanh tím.
(5) Thêm Manganese oxide lượng vừa vào đất tím có thể tạo thành đất pha phụ (chuyên dùng để pha với loại đất khác).
(6) Thêm Cobalt oxide và Manganese oxide vừa lượng vào đất tím có thể tạo thành Hắc liệu nê.
(7) Thêm bột sắt nhất định vào Phục đông hồng nê có thể tạo thành Chu hồng nê.
Tùy theo nhiệt độ cao thấp của lò nung, ấm tử sa có thể thay đổi màu đậm, nhạt khác nhau. Tùy theo nhu cầu, lúc tạo ấm cần thêm chất kim loại oxy hóa, nhưng không được thêm quá mức 50% vì như thế sau khi sử dụng lâu chiếc ấm sẽ dễ bị nứt trên mặt thân ấm....
(mời các bạn đón đọc phần tiếp theo: Công đoạn khai thác và chế tạo ra ấm tử sa)