Khám phá nghệ thuật trang trí ấm tử sa ( Phần 1)
Thông thường trải qua quy trình nặn tạo hình chiếc ấm tử sa đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của trà nhân. Tuy vậy, để chiếc ấm trở thành một tác phẩm nghệ thuật trân quý, thêm phần hoàn hảo hơn, người nghệ nhân sẽ thêm công đoạn trang trí ấm tử sa. Sẽ là hoa văn, cũng sẽ là câu chữ, cũng có thể là bức họa vẽ tay hay đắp nổi. Tất cả đều mang nét tỉ mỉ, tinh tế và hơi thở độc đáo. Cùng Trà Công Phu khám phá công đoạn mang tính thẩm mỹ cao này qua bài viết.
Nghệ thuật trang trí ấm tử sa có từ khi nào?
Theo các tài liệu ghi chép ghi lại về nghệ thuật chạm khắc các sản phẩm đất tử sa, sản phẩm đất tử sa đầu tiên được trang trí đó làcủa Cao Sĩ Dị - 高士遗 để lại vào cuối thời nhà Nguyên. Vào thời nhà Minh, Đại Bân - 大彬 sử dụng con dao để chạm khắc thay thế cho chữ viết. Dưới thời nhà Thanh, Trần Minh Viễn - 陈鸣远 là người đầu tiên làm ra những chiếc bình trà, hầu hết những chiếc ấm này đều được chạm khắc thơ văn cùng nét chữ rất đẹp. Dưới thời Đạo Quang đế của Gia Khánh ( Hoàng đế thứ 7 của Mãn Thanh), Trần Mạn Sanh - 陈曼生 đã tạo ra “ Mười tám kiểu ấm của Mạn Sanh” và khắc các bài thơ, tranh lên đó.
Ấm Tử Sa được trang trí hoa văn từ rất sớm
Các dạng trang trí thường được sử dụng
Điêu khắc thư pháp
Cũng là thư pháp nhưng có sự khác biệt lớn giữa điêu khắc thư pháp trên ấm tử sa và hội họa thư pháp trên giấy - vải thông thường. Để điêu khắc trên đất tử sa đòi hỏi người nghệ nhân cần khéo léo, nắm bắt được rõ thuộc tính của chất đất, cũng như biết cách điều chỉnh độ nông sâu của vết khắc.
Ấm Tử Sa được khắc thư pháp
Dưới thời Đại Bân, người ta dùng dao tre để khắc thư pháp lên ấm đất tử sa. Các nét chữ mềm mại, độ mạnh vừa phải. Ngày nay sử dụng thêm dao được làm từ thép mỏng để khắc chữ giúp tạo độ cắt chính xác, gọn, phẳng mịn. Người nghệ nhân phải dùng sức cổ tay để sử dụng dao thép, biến con dao tựa như một cây bút. Dao được sử dụng như "phương pháp ống xoắn", và một ống tròn rỗng được đặt trên tay cầm của dao, để dao có thể xoay theo ý muốn và có thể thay đổi cạnh lưỡi để đạt được hiệu quả mong muốn.
Tranh đất tử sa
Chiếc cốc tử sa được trang trí bằng đất bùn cát tím
Tranh đất tử sa hay còn gọi tắt là tranh đất bùn cát tím. Đây là phương thức trang trí ấm tử sa truyền thống có từ thời nhà Thanh. Đất tử sa được pha loãng với nước sau đó dùng bút lông vẽ lên phần thân cát tím đã hình thành nhưng chưa khô. Phương pháp bôi bùn nhiều lần có thể được sử dụng để làm cho bức tranh bùn xuất hiện và nhô ra khỏi thân ấm là đạt được hiệu quả.
Kết hợp phối màu và tráng men
Đất tím tử sa nổi tiếng là loại đất ngũ sắc có độ biến hóa màu sắc đa dạng nhất tùy theo nhiệt độ nung. Do vậy, rất ít người sử dụng công nghệ tráng men lên đất. Vào thời Khang Hy, đầu triều đại nhà Thanh, Đại Hưng sau Gia Khánh và các sản phẩm đất tử sa tráng men được sản xuất cho đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc.
Trang trí ấm tử sa bằng phương pháp tráng men
Có hai phương pháp tráng men cho sản phẩm đất cát tím: vẽ trực tiếp các hoa văn lên, hai là công nghệ men kép ( bề mặt của đồ được tráng men trước tiên, nung trong lò, sau đó trang trí được khắc họa trên bề mặt men). Các hoa văn trang trí trên ấm chủ yếu là hoa lá, chim muông, phong cảnh, hình người, hoa nhóm, kim ngân. Những hoa văn thường chứa đựng ý nghĩa tốt lành, như phú quý bạch đầu, sư tử đôi và tú cầu, voi hòa bình, trường thọ và phú quý.
Ấm đất tử sa dùng trong cung đình nhà Thanh trong bộ sưu tập của Bảo tàng cố cung
Vào đầu triều đại nhà Thanh, do sự tham gia của các nghệ nhân và quá trình sáng tạo liên tục của các nghệ nhân, giá trị nhân văn của ấm đất cát tím Nghi Hưng trở nên sâu sắc hơn, và kỹ năng sản xuất ngày càng tinh xảo. Các quan chế tác ra bản vẽ phác thảo ấm cũng như các đồ dùng bằng đất tử sa đưa cho nghệ nhân làm. Sau khi nung hoàn thiện sẽ được chuyển vào trong hoàng cung. Sản phẩm được phủ men lên rồi nung lại trong một lò nhỏ khác. Màu men chủ yếu là màu xanh lam, màu xanh da trời, màu đậu mây. Việc chế tác ra các màu men này thuộc công nghệ độc nhất của hoàng cung, không ai truyền lại. Đồ gốm màu tím tráng men tốn nhiều công sức và thời gian, yêu cầu sản xuất rất cao và khó, cùng với sự suy yếu của nhà Thanh sau Càn Long, đồ gốm men màu tím không còn được nung nữa.
Hết phần 1
Trên đây là ba trong những 6 phương pháp trang trí ấm tử sa cơ bản được các nghệ nhân thường dùng. Mời quý trà nhân cùng đón nhận phần 2 của bài viết này cùng sở hữu thêm cho mình chiếc ấm tử sa độc đáo tại Trà Công Phu.
Tại Trà Công Phu quý trà nhân có thể sưu tầm cho mình những ấm trà tử sa ưng ý nhất, thưởng ngoạn những chén trà thơm ngon và sưu tầm trà cụ thiết yếu tại 91 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội nơi được giới sành trà ưa chuộng.
Thông tin chi tiết mời quý trà nhân liên hệ qua Hotline: 0969 781 500
Xem thêm:
+ Cách chọn ấm tử sa sao cho đúng
+ Hướng dẫn cách khai ấm tử sa sau khi mua
+ Bàn pha trà điện kiểm soát nhiệt độ pha
+ Những loại trà thượng hạng giành cho người sành trà.
+ Những trà cụ cần có trên bàn trà
+ Công cụ chế tác ấm tử sa ( Ấm tử sa - Những điều bạn chưa biết phần 1 )
+ Lò nung ấm tử sa ( Ấm tủ sa - Những điều bạn chưa biết phần 2)