CLIP: 10 BƯỚC TẠO HÌNH ẤM TỬ SA ĐẦY CÔNG PHU CỦA BẬC THẦY TRUNG HOA THẾ KỶ XX

trà công phú
  • Ưu Đãi Sinh Nhật Khách Hàng
  • Bộ trà độc ẩm set up
  • Trà Thái Bình Hầu Khôi
  • 91 Nguyễn Tuân
  • 91 Nguyễn Tuân
  • 91 Nguyễn Tuân
Ưu Đãi Sinh Nhật Khách Hàng Bộ trà độc ẩm set up Trà Thái Bình Hầu Khôi 91 Nguyễn Tuân 91 Nguyễn Tuân 91 Nguyễn Tuân
Giỏ hàng (0)
      Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

CLIP: 10 BƯỚC TẠO HÌNH ẤM TỬ SA ĐẦY CÔNG PHU CỦA BẬC THẦY TRUNG HOA THẾ KỶ XX

|

Đẹp! “Chất”… Thế nhưng ấm tử sa Nghi Hưng có giá đắt gấp từ hàng vài chục lần cho đến hàng trăm lần so với các loại ấm thông thường. Dù rất hấp dẫn quý trà nhân, nhưng để “rinh” về những chiếc ấm tử sa “xịn” như vậy, không ít người băn khoăn liệu chiếc ấm họ cầm trên tay có thật đẳng cấp? 10 bước tạo hình ấm tử sa tại Trà công phu do nghệ nhân Châu Quế Chân chế tác dưới đây, hi vọng có thể giúp chúng ta thẩm định được giá trị của loại ấm hảo hạng này!

 

Click vào ảnh để xem video nghệ nhân Châu Quế Chân tạo hình ấm tử sa kỹ xảo


Trong một lần ghé thăm xưởng sản xuất, chúng tôi hữu duyên được tận mắt thường thức nghệ thuật làm ấm tử sa thủ công của nữ nghệ nhân tài ba Châu Quế Chân - một trong ba nữ nghệ nhân ấm tử sa hàng đầu Trung Hoa thế kỷ XX. Được sự cho phép của bà, chúng tôi đã ghi lại quá trình làm ra hình dáng một chiếc ấm tử sa vô cùng cầu kỳ và kỹ nghệ.

Nghệ nhân Châu Quế Chân sinh năm 1943, tại Nghi Hưng, TP. Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Năm 15 tuổi, bà đã được theo học kỹ xảo làm ấm tử sa. Bà là một trong những học trò xuất sắc của nghệ sư Cố Cảnh Chu - một bậc thầy vĩ đại về nghệ thuật ấm Nghi Hưng.

Nghệ nhân Châu Quế Chân và triện của bà

Hơn 40 năm trong sự nghiệp chế tác của mình, tiếng tăm của bà đã vượt xa khỏi đất nước Trung Quốc. Hãy cùng theo dõi 10 bước tạo hình ấm tử sa của nữ nghệ nhân này để thấy được những kỹ xảo tinh tế và giá trị của chiếc ấm tử sa.

1. Chuẩn bị đất

Chỉ có thể là đất tử sa ở Nghi Hưng mới được chọn làm nguyên liệu để chế tác loại ấm này. Tùy thuộc vào chất liệu đất cũng như tay nghề khác nhau mà chúng ta có được những chiếc ấm tử sa giá trị khác nhau. Tuy nhiên, quy trình làm ấm tử sa nói chung đều giống nhau ở các bước tiến hành. Đất tử sa sau khi nhào luyện thật dẻo sẽ được mang cắt nhỏ thành từng miếng. Sau đó, nghệ nhân chọn lấy một miếng thật tốt để làm thân ấm.
Về chất đất, xin tham khảo thêm tại bài viết “Chất liệu làm nên ấm tử sa vang danh” và bài “Công đoạn khai thác và chế tác ấm tử sa Nghi Hưng”.

2. Đo kích thước thân ấm


Nghệ nhân Châu Quế Chân cắt đất đã nhào luyện thành từng miếng nhỏ. Ảnh cắt từ video

Bằng bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân tản đều miếng đất thành lát mỏng hình chữ nhật. Lát đất sau khi tản ra thành một mặt phẳng phải đảm bảo độ mỏng đều, dẻo, vừa độ kết dính. Nghệ nhân dùng thước đo và cắt kích thước chuẩn của thân ấm.
 

3. Tạo đáy ấm và nắp ấm

Tiếp theo, cần có phần đáy ấm và nắp ấm để ghép với thân ấm, tạo nên hình dạng chung cho chiếc ấm. Nghệ nhân tạo mảng đất tròn, mỏng vừa, đều; lại dùng thước căn chính giữa tâm để cắt lấy hình tròn vừa vặn nhất, khớp với đường kính của thân ấm. Nắp ấm cũng được tạo ra theo cách làm tương tự như vậy.
 

4. Tạo hình thân ấm


    

Để có được chiếc ấm tử sa có thể lưu lại hương trà theo thời gian, kỹ thuật làm ấm cũng rất quan trọng

Sau khi có đáy ấm, nghệ nhân khéo léo lắp ráp phần thân ấm vừa khít với đáy ấm để tạo nên một khối hình rỗng là thân ấm, đúng với dáng ấm. Ở bước này, nghệ nhân phải lắp ghép sao cho vừa khít nhất phần thân ấm thành một khối hình chắc chắn, lại kết nối chặt chẽ với đáy ấm.
 

5. Tạo dáng ấm

Đây có lẽ là bước đòi hỏi sự khéo léo, kỳ công bậc nhất của người nghệ nhân. Ấm tử sa từ xa xưa đã được tạo hình thành những dáng ấm nổi tiếng như dáng ấm Tây Thi, thủy bình, thạch biều, long đán, như ý, tỉnh lan… hay mô phỏng các loại quả có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp như quả cà, quả bí...

    

Tùy từng dáng ấm mà các tạo hình trong mỗi bước có sự khác biêt. Ở đây, xin ghi lại theo đúng cách tạo hình ấm tử sa hắc kim cương mà nghệ nhân Châu Quế Chân đang thực hiện. Nghệ nhân để thân ấm trên bàn xoay, dùng một tay đỡ phía trong lòng ấm, tay còn lại dùng bàn đập gõ đều lên thân ấm theo nhịp xoay của bàn xoay. Có thể nói các đường cong của chiếc ấm chính xác đến đâu đều phụ thuộc vào kỹ thuật tạo dáng ấm ở công đoạn này. Do đó, đây là một công đoạn rất khó.

 

6. Tạo miệng ấm




Khi đã tạo được một dáng ấm cơ bản, nghệ nhân lại ghép phần miệng ấm vừa khít với thân ấm và vê lại miệng ấm chuẩn xác nhất. Để có được chiếc ấm tử sa chuẩn, nghiêng rót 90 độ không rơi nắp thì phần miệng ấm phải khít đều với nắp ấm một cách hoàn hảo.
 

7. Tạo quai ấm và vòi ấm




Tỉ mỉ và cầu kỳ hơn cả tạo thân ấm, vòi ấm sau khi được tạo dáng còn phải cắt gọt lại sao cho khi lắp vào thân ấm được chuẩn nhất. Một chiếc ấm hoàn chỉnh và đạt yêu cầu phải cho dòng nước căng tròn đều, không ngắt quãng.
 

8. Tạo lưới lọc



Lưới lọc ấm tử sa thường được làm trực tiếp trên thân ấm


Tại vị trí đã được xác định để gắn vòi ấm, nghệ nhân tạo lưới lọc để trà trong ấm được lọc lại, trong khi phần nước sẽ theo các lỗ lọc đi ra vòi. Lưới lọc là các lỗ tròn nhỏ được tạo trực tiếp trên thân ấm như lọc hoa mai hay lọc 9 lỗ. Hoặc cũng có thể được làm riêng rồi gắn vào trong lòng ấm như lưới lọc tổ ong. Sau khi tạo xong lưới lọc người ta mới lắp vòi ấm, quai ấm vào thân ấm.
 

9. Xác định đường tiêu chuẩn


Một trong những điều kiện cần khi chế tác ấm tử sa là phần quai ấm, núm của nắp ấm và tâm vòi ấm nối cùng thuộc một mặt phẳng. Vì vậy, khi gắn vòi ấm, quai ấm, nghệ nhân cần xác định đường tiêu chuẩn.


Chiếc ấm tử sa chuẩn có tâm vòi, núm nắp và quai ấm nằm trên một mặt phẳng


10. Hoàn thiện ấm


Đáy ấm, thân ấm, miệng ấm, quai ấm, nắp ấm và vòi ấm được gắn kết với nhau đã tạo nên một chiếc ấm hoàn chỉnh theo đúng kiểu dáng của nó. Khâu cuối cùng trước khi đem nung là nghệ nhân phải kiểm tra lại các mối nối đảm bảo sự liền mạch và loại bỏ những phần đất nhỏ dư thừa. Trong quá trình nung, nếu các mối nối không chính xác, không liền mạch… có thể dẫn đến độ co ngót không đều. Do đó, chiếc ấm có thể bị rạn nứt, cong, vênh, không khít… Cuối cùng, nghệ nhân tạo hoa văn và đóng triện riêng của mình lên đáy ấm. Triện giống như một chiếc dấu định danh quyền tác giả của chiếc ấm.



Thông thường, những nghệ nhân có tay nghề cao cần sử dụng triện. Nhìn vào triện ấm, người ta có thể xác định được ai là tác giả của công trình nghệ thuật ấy. Triện cũng là một “dấu hiệu” để nhận biết chiếc ấm giá trị. Đối với những chiếc ấm có giá trị cao, người ta còn đóng triện nhỏ trên cả quai ấm, trong nắp ấm.

Xem chi tiết video nghệ nhân Châu Quế Chân tạo hình ấm tử sa tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=oBIxVc8V4ZY

 Tại Trà công phu, các ấm tử sa cao cấp là những chiếc ấm thủ công được làm bởi những nghệ nhân có tiếng, có đóng triện đầy đủ và có giấy chứng nhận nguồn gốc. 
Trà công phu luôn sẵn sàng phục vụ quý trà nhân các loại trà thượng hạng để nuôi ấm tử sa. Bếp pha trà, bàn trà thông minh, dụng cụ pha trà, đồ chơi bàn trà... luôn sẵn sàng cho quý trà nhân lựa chọn.

Thông tin chi tiết thêm quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0969 781 500 Email: tracongphu@gmail.com


Các tin liên quan

Tin tức - Sự kiện

CÁCH KHAI ẤM - DƯỠNG ẤM TỬ SA QUÝ TRÀ NHÂN CẦN LƯU Ý

Để có thể sử dụng được ấm, Sau khi mua về, các trà nhân xin chú ý cần phải “Khai ấm” trước khi sử dụng để đánh thức ấm. Để có được ấm chuẩn - trà ngon thì Trà Công Phu xin chia sẻ cách thức khai ấm như sau...

LONG TỈNH - THẬP ĐẠI DANH TRÀ NỔI TIẾNG XỨ HOA

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRÀ Ô LONG ĐÀI LOAN

CHẤT LIỆU ĐẤT LÀM LÊN ẤM TỬ SA VANG DANH.

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0969 781 500

Email: tracongphu@gmail.com

Tra cong phu