CÔNG ĐOẠN KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ẤM TỬ SA NGHI HƯNG
Như ở phần trước, Trà Công Phu có giới thiệu CHẤT LIỆU ĐẤT LÀM LÊN ẤM TỬ SA VANG DANH với nội dụng chủ yếu là nói về các chất liệu đất, nhiệt độ nung khác nhau của các loại đất tử sa. Tiếp theo, mời quý vị theo dõi tiếp phần: Công đoạn khai thác và chế tạo ra ấm tử sa.
Để tạo ra được chiếc ấm thành phẩm hội tụ đủ tiêu chuẩn công năng và thẩm mĩ, đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật điêu luyện của các nghệ nhân và quá trình khai thác khoáng đất tử sa làm ấm cũng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khắt khe.
1. Miệng hầm khai thác quặng đất nằm sâu dưới núi
2. Đất nguyên khoáng đã được khai thác đang vận chuyển ra
3. Chuyển đến nhà máy luyện đất
4. Đất tử sa đạt tiêu chuẩn được tuyển lấy trong giếng. Đất được để oải ngoài tự nhiên, chịu tác động sau mưa gió miếng đất to dễ dàng được phân giải thành từng miếng nhỏ hoặc những hạt cát.
5. Công đoạn dùng cối đá xay đất tử sa thành bột
6. Bột tử sa đang được lọc và phân loại, rồi chọn với nước trở thành đất sống.
7. Đất bột đã được lọc qua màng lọc
8. Sau quá trình lọc và nhào với nước, đất sống được đưa vào máy luyện đất chân không để tạo khối.
9. Sau khi chia ra từng các khối, nghệ nhân dùng những khối đó để tạo ra các ấm có kiểu dáng khác nhau. Những bán thành phẩm ấm đựng trong hộp đang đợi đưa vào lò nung.
10. Lò nung hiện đại bằng than, mỗi lò nung có nhiệt độ nung ấm khác nhau tùy từng loại đất và độ co ngót.
11. Phân cấp ấm nung theo nhiệt của mỗi loại đất khác nhau sau đó được đưa vào lò nung.
12. Lúc lò nung bắt đầu được đốt lửa, xe bắt đầu đưa ấm vào lò nung, phần trên là nhiệt độ cao (khoảng 1200 độ c), phần giữa là phần nhiệt độ vừa (khoảng 1180 độ c), phần dưới là nhiệt độ thấp (khoảng 1150 độ c), ấm phải nung liên tục 6 ~ 10 tiếng đồng hồ mới được. Nhiệt độ từ thấp cao dần lên, chênh lệch càng nhỏ càng chuẩn xác. Nhiệt độ thấp là trong phạm vi 300 ~ 750 độ c, nhiệt độ vừa là trong phạm vi 750 ~ 900 độ c cũng là nhiệt độ quan trọng cho chiếc ấm được nung thành, 900 ~ 1200 độ c là nhiệt độ thời kỳ nung thành. Sau 1200 độ c thời gian để ấm giảm nhiệt tự nhiên là 3 tiếng.
Nhiệt độ nung và độ co ngót đất làm ấm.
Từ đất khoáng tử sa chọn ra đất tử sa chất lượng cao để làm ấm tử sa, phải chọn lọai đất có màu đẹp. Trong kết cấu của chất đất và nhiệt độ nung tốt nhất không bao gồm những yếu tố như tính kết hợp và sự biến đổi vật lý, hóa hợp trong quá trình nung….
Từ xưa tới nay, sự pha chế của đất tử sa chuẩn đòi hỏi tay nghề tuyệt vời của những nghệ nhân nổi tiếng làm ấm. “bí quyết không tương truyền, đều có đặc sắc riêng”, vì các nghệ nhân đã có kinh nghiệm lâu năm nên những chất pha ra đều rất độc đáo, đặc biệt; Chế ấm Thời Đại Bân đời Minh, màu đất rất phong phú đa dạng và rất đặc sắc nổi tiếng là các nghệ nhân Từ Hữu Tuyền, Thẩm Quân đều rất giỏi về pha chế màu đất và có cái tôi đặc sắc của riêng của mình, mỗi một thời đại đều có những nhệ nhân nổi tiếng tài ba, tạo ra những chiếc ấm rất đặc biệt và làm nên tên tuổi trong giới chế tác ấm đất tử sa.
Loại đất tím
+ So sánh màu Đế tào thanh nê:
Đế tào thanh nê: Nằm ở phần dưới của vỉa khặng, màu hơi tím, chất đất mịn, màu sắc thuần khiết, là loại đất hiếm có. Sau nung kết có màu tím hồng, ấm được nung trong khoảng 1200 độ c, chất cứng mịn sáng nhuận, độ co ngót là trên dưới 10%.
+ So sánh màu trước sau của Hồng tông nê:
Hồng tông nê: nằm giữa vỉa quặng, tương đối dày, màu tím có chút xíu hồng, chất đất thuần khiết, sản lượng khá nhiều, sau thiêu kết trở thành màu Hồng tông, ấm được nung trong khoảng 1180 độ c, chất đất cứng, sáng bóng. Độ co ngót là 10% trên dưới.
+ So sánh màu Đại hồng nê:
Đại hồng nê: Thỉnh thoảng có thể gặp trong quặng đất tử sa, màu tím hồng, chất đất mịn nhỏ, sáng bóng. Sau thiêu kết (nung) trở thành màu hồng đậm, bề mặt dầu nhuận, nhiệt độ thiêu trong phạm vi vừa, độ co ngót khoảng trên dưới 12%.
Loại Bổn sơn lục nê
+ So sánh màu Bổn sơn lục nê:
Bổn sơn lục nê: Nằm ở phần trên vỉa quặng. Sinh ra từ giữa lớp đất tím với lớp nham quặng, chỉ mấy cm, màu phấn lục nhạt. kết cấu hình miếng, chất đất mịn bóng. Sau thiêu kết (nung) trở thành màu vàng ngà, bề mặt mịn nhuận, nhiệt độ thiêu kết khoảng 1180 độ c, độ co ngót khoảng 11% trên dưới.
+ So sánh màu Bạch Ma tử nê:
Bạch ma tử nê: Nằm ở phần trên của vỉa quặng, khoảng hơn mười cm, màu giống như màu của Bổn sơn lục nê. Chất đất thô, trong đó còn có hạt cát đất tím. Kết cấu hình cục, sau thiêu kết trở thành màu vàng đất nhạt, nhìn bề mặt rất thô, màu không thuần lắm, có màu đất tử sa, nhiệt độ thiêu kết vừa, trên dưới 1200 độ C, độ co ngót khoảng 11,5%
+ So sánh màu Triệu Trang hồng nê:
Triệu Trang hồng nê: Nằm ở phần dưới đất non (chất đất hay dùng cho gốm hàng ngày), chất cứng như đá, rất hiếm có, màu vàng đất, hình miếng mật độ cao, màu hồng gạch có hình miếng màu trắng vàng nhạt và màu xanh vàng nhạt, kết cấu là loại chất đất nham cát bột. sau thiêu kểt trở thành màu chu hồng, bề mặt có hạt cát rõ dàng, nhiệt độ thiêu kết khoảng 1080 độ c, độ co ngót trên dưới. 13% .
+ So sánh màu Phục Đông hồng nê
Phục Đông hồng nê: Lớp đất này hơi dày, chất đất cứng như đá, màu vàng đất sắt, trong đó có phân bố những hạt vân nhỏ. Sau thiêu kết trở thành màu hồng đất hoặc màu chu hồng, bề mặt nhỏ nhuận, kết cấu hình miếng rõ dạng, nhiệt độ thiêu kết khoảng trên dưới1050 độ c, độ co ngót là trên dưới14,2% .
+ So sánh màu Thạch hoàng
Thạch Hoàng: Loại đất này nằm rải giác trong lớp quặng đất non, hình như quả trứng, sản lượng rất ít, sắt hàm lượng rất cao, kết cấu nham quặng. Sau thiêu kết trở thành màu sắt hồng, bề mặt cứng chắc, thường được dùng để làm chất tạo màu.
+ So sánh màu Bạch nê:
Bạch nê: Chủ yếu sản xuất ở vùng Thu đông, màu trằng phấn, chất hơi lỏng, hình miếng to, loại chất lượng cao thường là màu vỏ trứng xanh, chất cứng mịn, sản lượng tương đối nhiều, là nguyên liệu được dùng nhiều nhất của gốm sứ hàng ngày, sau tinh chế, loại đất thường được dùng để làm đất nền của đất tử sa. Sau thiêu kết trở thành màu vàng đất, có thể thay thế cho Bổn sơn lục nê nếu lúc bị thiếu, loại đất trắng màu xanh vỏ trứng, có thể tạo thành nhiều màu khác nếu thêm vào chất kim loại lượng nhất định.
+ So sánh màu Thổ cốt:
Thổ cốt: Hình như cốt của gia thú, cấu thành bằng hạt nham quặng. Sau thiêu kết trở thành màu đen xanh, chất đất cứng, có thể làm chất tạo màu thiên nhiên.
Màu đất tử sa sau nhào lặn tạo khối
Thông qua máy xay quặng đất tử sa trở thành bột tử sa, cái này còn phải xem bột tử sa có hạt to hay nhỏ để chọn mắt tương đối của dụng cụ lọc (có loại 60 mắt, 40 mắt,32 mắt, 24 mắt), rồi trộn với nước thông qua thủ công hoặc chân không của máy luyện đất để làm thành miếng, những miếng đất thành hình chính là miếng đất chính để làm ấm.
Theo thứ tự từ trên xuống, từ trái sang, các loại đất được sơ chế dạng đất sét dẻo:
Đế tào thanh nê, Đài hồng nê, Đất tử sa, Thiên thanh nê, Hắc liệu nê, Bổn sơn lục nê. Đoàn nê, thái cà nê, xích thiền nê, Bích thuần nê, quế hoa nê, Tử hồng nê, Thạch hoàng nê, đài hồng bào nê, Thanh thủy nê, Diên hồng nê.
1, Những loại đất tử sa nguyên khoáng chỉ do 1 loại đất quặng gia công có Đế tào thanh nê, Hồng tông nê, Đại hồng nê, Bổn sơn lục nê, Hồng nê và Thanh thủy nê...v.v.
2, Trộn hai loại đất với nhau hoặc thêm chất tạo màu kim loại oxy hóa có thể trở thành nhiều loại màu đất khác nhau. Như: Bổn sơn lục nê trộn với Đất tử sa sẽ trở thành Đoàn nê, đất tím thêm vào Manganese oxide sẽ trở thành tử sa nê có màu tím hồng hơi xanh. Bổn sơn lục nê thêm vào Bạch nê lượng vừa phải, nếu thêm vào Cobalt oxide sẽ trở thành Mặc lục nê.
3, Mấy năm gần đây, các nghệ nhân thường dùng Phục đông hồng nê, Bạch nê, Bổn sơn lục nê, Tử nê để làm đất nền, rồi thêm vào một lượng oxy hóa vừa phải sẽ có thể trở thành nhiều loại đất mới như: Đại hồng bào, Diêu hồng nê, Chu nê vv. Thêm vào Chromium oxide sẽ tạo ra Thái cà nê, Đậu bích nê, Bích thuận nê. Thêm vào Cobalt oxide sẽ tạo ra thiên Thanh nê, Thanh hắc liệu nê. Thêm vào Chrome-tin vàng sẽ tao ra Khôi hoàng nê, Xích thiền nê, Tỵ bà hoàng nê, quý hoa nê vv.
Loại đất mới, màu rất tươi sáng, nhiệt độ nung hơi thấp, thường khoảng 1150 độ c, nặng như pha lê, tiếng rất trong. Điều cần chú ý là chất thêm vào thường phải dưới 50% là tốt nhất, nếu không sau thành thành phẩm, do tính chống nóng kém sẽ dễ bị nứt, dùng một khoảng thời gian ngắn sẽ có dấu nứt trên bề mặt của ấm hoặc màu ấm sẽ xấu đi nhiều.
Cái quý nhất của ấm tử sa là bản chất của ấm, chất phác điển nhã, đơn giản gọn gàng, chúng ta hàng ngày không thể uống trà mà tách rời ấm tử sa, ấm tử sa làm chúng ta có thể cảm nhận được cái đẹp thuần của ấm, những tinh hoa của trà mà quý trà nhân thưởng thức.
XEM THÊM...
Ấm Tử Sa Độc Ẩm - Đối Ẩm - Quần Ẩm
Thông tin chi tiết thêm về Ấm chén tử sa Nghi Hưng - Dụng cụ pha trà thiết yếu - Bàn trà thông minh - Trà cao cấp - Hộp trà quà tặng. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0969781500 - 0466 866 415 Email: tracongphu@gmail.com
Địa chỉ: 91 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội