ẤM CHÉN SỨ TRÀ CÔNG PHU: NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT AI BIẾT ĐẾN ĐỀU KHÔNG THỂ BỎ QUA
Người Anh, Mỹ gọi Trung Quốc là “china”, người Pháp gọi là “chine”. China hay chine là sự ám chỉ xứ sở của đồ gốm sứ, bao gồm cả ấm chén sứ. Tại sao lại gọi như vậy? Có một hiện tượng xảy ra vào thế kỷ XVII đã định hình nên tên gọi này cho Trung Quốc…
Ấm chén sứ và văn hóa “kính trà” có lịch sử rất lâu đời ở Trung Hoa
Xét từ quá trình phát triển của văn minh nhân loại mà nói, sự xuất hiện của đồ gốm sứ là một bước ngoặt lịch sử. Con người tìm ra lửa và biết cách giữ lửa, dùng lửa để làm chín thức ăn, để sưởi ấm... Lửa cũng vô hình chung giúp con người phát minh ra gốm sứ. Gốm sứ chính là sản phẩm thủ công nghiệp quan trọng, phá vỡ thế độc tôn của nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
Giáp cốt văn được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ học ở Trung Quốc
Đồ gốm ra đời sớm nhất ở Trung Đông, từ 10.000 năm trước đây. Tại Trung Hoa, từ những chữ tượng hình trên mai rùa (giáp cốt văn) miêu tả một người ngồi xổm trên mặt đất, tay cầm thanh gỗ nặn đất sét, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được nghề gốm ra đời vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 8000 – 2000 năm cách ngày nay). Gốm sứ ban đầu được sử dụng như một dụng cụ phục vụ trồng trọt chăn nuôi. Tuy nhiên, với nét đẹp văn hóa “khách đến kính trà” hơn 4000 năm lịch sử của người Trung Quốc, những bộ ấm chén sứ đã nhanh chóng ra đời và trở thành phương tiện chuyên dụng cho văn hóa uống trà.
Tại Trà công phu quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của các bộ ấm chén sứ. Trà công phu luôn hướng đến sự hài lòng của quý trà nhân về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mọi sản phẩm trà và dụng cụ trà đạo, bàn, bếp pha trà, ấm chén trà đều khắc chiện, có nguồn gốc rõ ràng… Phần lớn ấm chén sứ của Trà công phu thuộc dòng gốm sứ Đức Hóa - Trung Quốc.
Ấm chén sứ Đức Hóa tại Trà công phu là dòng gốm từng “dậy sóng” ở cung đình Tây Phương từ thế kỷ XVII
Người Anh, Mỹ gọi Trung Quốc là “china”, người Pháp gọi là “chine”. China hay chine là sự ám chỉ xứ sở của đồ gốm sứ, bao gồm cả ấm chén sứ. Tại sao lại gọi như vậy? Có một hiện tượng xảy ra vào thế kỷ XVII đã định hình nên tên gọi này cho Trung Quốc.
Ấm chén sứ Trung Quốc thời Ung Chính. Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Việt Nam
Lò gốm Đức Hóa, cùng với lò gốm Cảnh Đức là hai lò gốm nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc thời Minh, Thanh. Nói đến gốm sứ Đức Hóa là nói đến những bộ ấm chén sứ trắng sản xuất tại Đức Hóa, Phúc Kiến, Trung Quốc. Loại ấm chén này được sản xuất từ thời nhà Minh (đầu thế kỷ XIV – XVII). Đây cũng là thời kỳ phát triển đỉnh cao của đồ sứ Trung Quốc. Một số lượng lớn sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản và sau đó là các nước châu Âu. Thế kỷ XVII, sưu tầm đồ gốm sứ Trung Quốc trong hoàng thất và cung đình Tây Âu đã trở thành phong trào. Cứ như vậy, gốm sứ Đức Hóa được “săn đón” và nâng tầm giá trị ở phương Tây.
Ấm chén sứ men ngọc Đức Hóa mang thương hiệu văn hóa Á Đông ra thế giới
Gốm sứ nói chung và ấm chén sứ Đức Hóa nói riêng là sự kết hợp hoàn hảo giữa lớp men và chất liệu thân ấm. Người ta dùng đất cao lanh trộn với đất sét làm xương gốm. Sau đó kết hợp với đá sứ, trang trí hoa văn rồi phủ một lớp men bên ngoài. Tiếp theo, họ đem nung ở nhiệt đô 1200°C - 1400°C, tạo ra sứ men ngọc. Nói về loại ấm chén sứ nổi tiếng này, nhà thơ Đỗ Phủ đã từng ví:
“Da trắng như tuyết
Tiếng trong như ngọc”
Ngụ ý của câu thơ không chỉ tả vẻ đẹp ngọc ngà của chén sứ Đức Hóa mà còn khẳng định chất lượng chiếc chén mang tầm cao vượt trội “tiếng trong như ngọc”.
Bộ ấm chén sứ tại Trà công phu
Bởi nét độc đáo của gốm sứ Đức Hóa nói riêng và đồ gốm Trung Quốc nói chung mà các nước phương Tây cũng như Đông Á đều tìm tòi và học hỏi kỹ thuật làm gốm của họ. Tuy nhiên, mọi sự nỗ lực tìm kiếm chỉ có thể cho ra những sản phẩm tương tự chứ không thể hoàn mỹ như sản phẩm gốc. Ấm chén sứ Đức Hóa có lượng oxit sắt rất nhỏ, nung trong điều kiện có oxy thì sẽ tạo nên màu trắng ngà xanh hoặc trắng nhạt, rất khác biệt so với những loại ấm chén sứ khác.
Các nghệ nhân lấy nét đẹp văn hóa truyền thống “tự nhiên thiên thành” mà khắc lên đồ gốm. Nhờ vậy, khi gốm sứ Trung Quốc nổi tiếng ở Phương Tây, thương hiệu Trung Quốc - thương hiệu Á Đông cũng được khẳng định. Trên những chiếc chén sứ hay ấm pha trà hoặc bất cứ sản phẩm gốm sứ nào, nghệ thuật trang trí bằng bút lông cũng được vươn tỏa. Gốm sứ Trung Quốc hay các loại hình mỹ nghệ dân gian Trung Hoa xưa đều chịu sự ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo. Bởi thế cho nên người ta thường thấy tùng, cúc, trúc, mai hay Đức Phật, Quán Thế Âm, Tiên ông xuất hiện trên đó. Tại Trà công phu có thể kể đến một số như: Bộ Ấm Chén Sứ Cao Cấp BAC264 hay Bộ Ấm Chén Sứ Đạo Tịnh Thiền Không BAC347, Bộ Ấm Chén Sứ Song Long Chầu Nguyệt BAC275… thể hiện rõ điều này.
Bộ ấm chén sứ tại Trà công phu
Người thợ gốm cũng vẽ những bức tranh sơn thủy rất tài tình, tái hiện lại cuộc sống nhân gian giữa núi sông hữu tình đầy thi vị mà họ đang sống, muốn sống. Cho đến ngày nay, những bộ ấm chén sử dụng họa tiết hoa văn sơn thủy này vẫn rất được ưa chuộng. Bạn có thể tìm thấy những bộ Ấm Chén Sứ Mai Sơn Tước BAC227, Bộ Ấm Chén Sứ Dương Liễu BAC325, hay BAC311 giống như vậy tại Trà công phu. Bằng những nét đẹp văn hóa rất tự nhiên và dân dã như thế, đồ gốm sứ Trung Quốc đã sớm “lấy lòng” thực khách phương Tây, làm nên một phong trào dậy sóng ở thế kỷ XVII. Đồng thời với đó, kỹ nghệ làm gốm sứ Đức Hóa đã lan tỏa ra các nước lân cận.
Bộ ấm chén sứ tại Trà công phu
Gốm Sứ Đức Hóa Trung Quốc trong cuộc giao thoa kỹ nghệ với gốm sứ Việt Nam, gốm sứ Đài Loan và gốm sứ Nhật.
Trên tạp chí Xưa và Nay có nêu: Vào thời Trần, có 3 vị Thái học sinh được cử đi sứ Trung Quốc là Hứa Vĩnh Kiều người Bát Tràng, Đào Trí Tiến người Thổ Hà và Lưu Phương Tú người Phù Lãng. Ngoài công việc ngoại giao, 3 ông còn học kỹ nghệ làm gốm về dạy cho dân chúng. Nhờ vậy, làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang) và Phù Lãng (Bắc Ninh) ra đời. Trong đó, riêng làng gốm Bát Tràng chuyên chế gốm men trắng ngà giống với kỹ nghệ của Đức Hóa. Còn gốm Thổ Hà có men đỏ đặc trưng của gốm sứ Cảnh Đức. Gốm Phù Lãng sắc vàng sậm lại học hỏi theo kỹ nghệ của gốm sứ An Huy. Người thợ gốm Việt Nam khéo léo đưa văn hóa Việt vào các họa tiết hoa văn trang trí. Cùng với chất đất và sự biến đổi kỹ nghệ đôi chút, gốm sứ Việt Nam tạo ra sự khác biệt ít nhiều với gốm sứ Trung Quốc, làm nên thương hiệu riêng.
Gốm sứ Nhật Bản càng chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc rõ nét. Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật bản hình thành 2 địa danh nổi tiếng về gốm sứ là Arita và Mino. Gốm sứ Arita chịu ảnh hưởng qua lại với gốm sứ Triều Tiên và gốm sứ Trung Quốc, có thể nhận biết do hoa văn màu đỏ hoặc vàng sợi, vàng ánh kim. Gốm sứ Mino mô phỏng rõ hơn kỹ nghệ gốm sứ Đức Hóa với men trắng ngà và họa tiết hoa cỏ thiên nhiên.
Lò gốm Đức Hóa chỉ cách Đài Loan một eo biển
Đối với người Đài Loan, gốm sứ Oanh Ca là địa danh nổi tiếng từ đầu thế kỷ XIX. Đây là một trong 3 trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất thế giới. Gốm sứ Oanh Ca rất gần với gốm Đức Hóa của Trung Quốc, chỉ cách có một eo biển. Ban đầu, làng gốm này được hình thành và nổi tiếng do có nguồn đất sét chất lượng tốt. Sau này (sau Thế chiến thứ hai), gốm sứ Oanh Ca còn học hỏi thêm cả kỹ nghệ của Nhật Bản mà tạo nên kỹ thuật độc đáo của mình.
Tại Trà công phu, các sản phẩm ấm chén sứ chủ yếu là ấm chén sứ Đức Hóa - Trung Quốc, một số là ấm chén sứ Cảnh Đức. Đây đều là những dòng gốm sứ nổi tiếng bậc nhất Trung Hoa. Ngoài ra, quý trà nhân cũng có thể tìm mua một số bộ ấm chén sứ Đài Loan cao cấp ở Trà Công Phu.
Đến với Trà công phu, quý trà nhân có thể sưu tầm cho mình những bộ ấm chén cao cấp ưng ý nhất, thưởng ngoạn những chén trà thơm ngon và sưu tầm trà cụ thiết yếu tại 91 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội nơi được giới sành trà ưa chuộng. Thông tin chi tiết mời quý trà nhân liên hệ qua Hotline: 0969 781 500 email: tracongphu@gmail.com