CÁC BƯỚC LÀM NÊN CHIẾC ẤM TỬ SA THẠCH BIỀU VANG DANH
1. CHUẨN BỊ ĐẤT
Chỉ có thể là đất tử sa ở Nghi Hưng mới được chọn làm nguyên liệu để chế tác loại ấm này. Tùy thuộc vào chất liệu đất cũng như tay nghề khác nhau mà chúng ta có được những chiếc ấm tử sa giá trị khác nhau. Tuy nhiên, quy trình làm ấm tử sa nói chung đều giống nhau ở các bước tiến hành. Đất tử sa sau khi nhào luyện thật dẻo sẽ được mang cắt nhỏ thành từng miếng. Sau đó, nghệ nhân chọn lấy một miếng thật tốt để làm thân ấm.
Về chất đất, xin tham khảo thêm tại bài viết “Chất liệu làm nên ấm tử sa vang danh” và bài “Công đoạn khai thác và chế tác ấm tử sa Nghi Hưng”.
2. ĐO KÍCH THƯỚC THÂN ẤM VÀ LÀM THÂN ẤM
Bằng bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân tản đều miếng đất thành lát mỏng hình chữ nhật. Lát đất sau khi tản ra thành một mặt phẳng phải đảm bảo độ mỏng đều, dẻo, vừa độ kết dính. Nghệ nhân dùng thước đo và cắt kích thước chuẩn của thân ấm.
3. TẠO QUAI ẤM VÀ VÒI ẤM
Tỉ mỉ và cầu kỳ hơn cả tạo thân ấm, vòi ấm sau khi được tạo dáng còn phải cắt gọt lại sao cho khi lắp vào thân ấm được chuẩn nhất. Một chiếc ấm hoàn chỉnh và đạt yêu cầu phải cho dòng nước căng tròn đều, không ngắt quãng.
4. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TIÊU CHUẨN
Một trong những điều kiện cần khi chế tác ấm tử sa là phần quai ấm, núm của nắp ấm và tâm vòi ấm nối cùng thuộc một mặt phẳng. Vì vậy, khi gắn vòi ấm, quai ấm, nghệ nhân cần xác định đường tiêu chuẩn.
5. TẠO LƯỚI LỌC VÀ NẮP ẤM.
Tại vị trí đã được xác định để gắn vòi ấm, nghệ nhân tạo lưới lọc để trà trong ấm được lọc lại, trong khi phần nước sẽ theo các lỗ lọc đi ra vòi. Lưới lọc là các lỗ tròn nhỏ được tạo trực tiếp trên thân ấm như lọc hoa mai hay lọc 9 lỗ. Nắp ấm được tạo hình sao cho khít với miệng ấm, lợi ấm đủ dài, tròn đều.
6. HOÀN THIỆN ẤM
Đáy ấm, thân ấm, miệng ấm, quai ấm, nắp ấm và vòi ấm được gắn kết với nhau đã tạo nên một chiếc ấm hoàn chỉnh theo đúng kiểu dáng của nó. Khâu cuối cùng trước khi đem nung là nghệ nhân phải kiểm tra lại các mối nối đảm bảo sự liền mạch và loại bỏ những phần đất nhỏ dư thừa. Trong quá trình nung, nếu các mối nối không chính xác, không liền mạch… có thể dẫn đến độ co ngót không đều. Do đó, chiếc ấm có thể bị rạn nứt, cong, vênh, không khít… Cuối cùng, nghệ nhân tạo hoa văn và đóng triện riêng của mình lên đáy ấm. Triện giống như một chiếc dấu định danh quyền tác giả của chiếc ấm.
Một chiếc Ấm Tử Sa Dáng Thạch Biều hoàn chỉnh được làm theo cấu trúc hình Kim Tự Tháp với thế ấm hình trụ chắc chắn,. Thân trên thu lại, thân dưới phình ra với 3 chân trụ vững trãi.
Thông thường, những nghệ nhân có tay nghề cao cần sử dụng triện. Nhìn vào triện ấm, người ta có thể xác định được ai là tác giả của công trình nghệ thuật ấy. Triện cũng là một “dấu hiệu” để nhận biết chiếc ấm giá trị. Đối với những chiếc ấm có giá trị cao, người ta còn đóng triện nhỏ trên cả quai ấm, trong nắp ấm. Tại Trà công phu, các ấm tử sa cao cấp là những chiếc ấm thủ công được làm bởi những nghệ nhân có tiếng, có đóng triện đầy đủ và có giấy chứng nhận nguồn gốc.
Xem chi tiết video nghệ nhân chế tác Ấm Tử Sa Thạch Biều tại đường link sau:
https://studio.youtube.com/video/8uV0aLbmF48/edit/basic..
Trà công phu luôn sẵn sàng phục vụ quý trà nhân các loại trà thượng hạng để nuôi ấm tử sa. Bếp pha trà, bàn trà thông minh, dụng cụ pha trà, đồ chơi bàn trà... luôn sẵn sàng cho quý trà nhân lựa chọn.
Thông tin chi tiết thêm quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua
Hotline: 0969 781 500Email: tracongphu@gmail.com